Thứ Năm, 14 tháng 4, 2022

3 chiến dịch marketing thành công ở Việt Nam (phần 2)

Hãy cùng tôi tiếp tục điểm qua các chiến dịch marketing của những thương hiệu hàng đầu tại Việt Nam.

# Cà phê Trung Nguyên

Không bàn đến việc kinh doanh của cà phê Trung Nguyên dạo này như thế nào, phải công nhận rằng từ trước tới giờ những chiến dịch PR của Trung Nguyên vẫn đáng để nhiều doanh nghiệp học tập.

Vài năm trước, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã có dịp được gặp ông Đặng Lê Nguyên Vũ, và cho đến bây giờ cuốn sách năm đó ông tặng cho sinh viên chúng tôi là "nghĩ giàu làm giàu" vẫn còn trên kệ sách của tôi.

Và tôi biết ông vẫn còn đi tặng sách cho sinh viên ở nhiều nơi, với nhiều cuốn sách nữa, được viết bằng tâm huyết và kì vọng của ông cho thế hệ trẻ Việt Nam.


Tôi là một người không thích uống cà phê, nhưng nếu có thể, ví dụ như để làm quà cho bạn bè nước ngoài, tôi sẽ chọn thương hiệu cà phê Trung Nguyên, mặc dù cho tôi cũng không biết đó là sản phẩm của công ty bà Thảo hay ông Vũ.

Chỉ xét về chiến dịch PR này cũng đủ cho thấy cái tâm và tầm của một người đứng đầu thương hiệu, đánh trúng vào những khách hàng sớm hay muộn rất nhiều đứa trong số chúng sẽ uống cà phê thay cơm.

Ngoài ra, dạo gần đây, vụ ly hôn lùm xùm của 2 ông bà cũng là một cách PR, có thể nó không tốt về mặt đầu tư nhưng xét về thương hiệu nó lại mang lại độ phủ sóng lớn hơn và lâu dài.

# Biti's 

Khoảng mấy chục năm về trước, Biti's là thương hiệu giày dép nổi tiếng của Việt Nam về sự bền đẹp với slogan "nâng niu bàn chân Việt".

Qua thời gian, Biti's cứ dần dần mất chỗ đứng trên thị trường vào tay những thương hiệu lớn nổi tiếng của thế giới. Biti's gần như đã bị lãng quên, có nhắc lại cũng chỉ là niềm tiếc nuối.

Năm 2017, đánh dấu sự quay trở lại của Biti's bằng dòng sản phẩm Biti's Hunter được xuất hiện trong 2 MV nổi đình nổi đám lúc đó là Lạc trôi và Đi để trở về của Sơn Tùng MTP và Soobin Hoàng Sơn. Giày được bán sạch trong vòng 1 tuần, tạo ra một kỳ tích mới cho thương hiệu quốc dân một thời.


Tiếp đà chiến thắng, Biti's tung ra phim ngắn “Cảm Hứng Tự Hào Từ Đường Phố” năm 2019 và "Vẽ lên tự hào Việt Nam" năm 2020 lấy cảm hứng của niềm tự hào dân tộc khi chiến thắng dịch Covid 19.

# Tiki

Chiến dịch mà Tiki thực hiện là "Tiki đi cùng sao Việt" thông qua việc xuất hiện trong hàng loạt các sản phẩm của những nghệ sĩ nổi tiếng tại Việt Nam, đánh vào tập khách hàng là người hâm mộ của những nghệ sĩ đó.


Đặc điểm của những người hâm mộ này là trẻ, có khả năng tiếp thu cái mới, sẵn sàng thử loại hình mua hàng qua mạng và sẵn sàng bỏ tiền để ủng hộ thần tượng.

Ngoài ra còn rất nhiều chiến dịch PR thành công khác không thể liệt kê hết ở đây, chúng ra hẹn nhau một dịp khác lại nói về vấn đề này nhé.

                                                                                                           Duy Anh

3 chiến dịch marketing thành công ở Việt Nam (phần 1)

Hãy cùng tôi điểm qua một số chiến dịch marketing từng gây tiếng vang ở Việt Nam.

# Điện máy xanh

Mấy năm trước đã rất nhiều người bị khủng bố bởi câu hát "điện máy xanh u a u a u a, điện máy xanh u a u a u a". Nghe vừa bực vừa buồn cười!

Mấy câu hát vô cùng ám ảnh nhưng vô cùng hiệu quả, đặc biệt chúng được phát tán bởi những thanh niên vẫn còn đang ăn bột, mặc bỉm bởi không có chúng thì bọn trẻ không ăn cơm. Và thế là nghiễm nhiên bài hát ấy có mặt khắp nông thôn thành thị, từ miền ngược tới miền xuôi, không thích nghe cũng phải nghe, thành ra nó khắc rất sâu vào tâm trí người tiêu dùng.

Cho đến giờ này, ai mà chả biết đến Điện Máy Xanh.

Sau chiến dịch đó, Điện Máy Xanh vẫn tiếp tục duy trì chiến lược này cho đến mấy năm về sau, nhất là mấy người mẫu mặc những bộ quần áo còn xanh hơn cả bầu trời tháng 6. Thật sự là vừa ám ảnh vừa xuất sắc, đứng trên góc độ làm marketing không biết chê điểm nào cả.


# "Sống như ý" của Generali

Generali là một công ty bảo hiểm nhân thọ và công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam thì không hề thiếu. Và với bộ phận một số người, những công ty này không cho họ nhiều thiện cảm lắm.

Nhưng thông điệp "sống như ý" được truyền tải từ cuối năm 2019 và đầu 2020 lại được chú ý rất nhiều, đặc biệt là video quảng cáo nhân "ngày của Cha" đã chạm được tới trái tim người xem. Ở đâu đó trong video dường như xuất hiện bóng dáng của bản thân.

Không cần biết quảng cáo gì, cứ hay và ý nghĩa là xem trước đã. Như vậy thương hiệu này đã đạt được 2 mục tiêu lớn:

- Gia tăng độ nhận diện thương hiệu.

- Gia tăng mức độ hảo cảm của người dùng về thương hiệu.


# Vinamilk

Tại sao một thương hiệu lớn như Vinamilk mà chỉ xếp hạng 4, không phải vì họ không xuất sắc, mà là họ xuất sắc qua đều qua nhiều năm rồi, "xuất sắc bền vững"!

Vinamilk là thương hiệu có số má ở thị trường Việt Nam. Ngày ngày họ vẫn xuất hiện trên TV của mỗi nhà, mặc cho nắng cháy hay gió rét mưa dông. Bên cạnh đó, họ còn tham gia vào rất nhiều các dự án cộng đồng như: Sữa học đường, vươn cao Việt Nam...


Trừ những gia đình siêu giàu, còn lại có đứa trẻ nào ở Việt Nam lớn lên mà chưa từng sử dụng qua sản phẩm của Vinamilk?

Chiến lược của Vinamilk là gắn bó thương hiệu với sự phát triển của dân tộc, đem lại thiện cảm cũng như niềm tin của khách hàng về sản phẩm của họ.

                                                                                                               Duy Anh

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2022

3 ví dụ về content marketing hay nhất mà bạn có thể học hỏi (phần 2)

Điều gì làm cho chiến dịch Content Marketing (Tiếp thị nội dung) thực sự thu hút? Hơn 85% thương hiệu sử dụng phương thức Tiếp thị nội dung để tiếp cận khách hàng tiềm năng, nhưng chỉ một % nhỏ tự tin rằng họ giỏi việc đó.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch và xây dựng Content Marketing sâu sắc để mang lại kết quả tốt nhất thì đừng bỏ qua bài viết của tôi với 3 ví dụ tiếp theo về Content Marketing tuyệt vời từ những thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Microsoft và những câu chuyện

Các chuyên gia Marketing ở Microsoft rất biết cách kể một câu chuyện hay. Đây cũng là một trong những yếu tố khiến khách hàng tìm đến họ ngày một nhiều hơn. Và nơi nào tốt hơn để làm điều đó ngoài Blog website?

Những câu chuyện lồng ghép trong chiến dịch Content Marketing hấp dẫn sẽ tạo cảm giác dễ chịu và thu hút khi đọc vào – điều này khiến khiến khán giả kết nối được với câu chuyện của bạn, tạo sự tin tưởng và khiến họ phải mua hàng của bạn.

Bạn có biết, toàn bộ triết lý tiếp thị của tác giả và doanh nhân Seth Godin đều dựa trên nguyên tắc này. Bạn kể những câu chuyện hay hơn sẽ kết nối với khách hàng tốt hơn và xây dựng mối quan hệ bền chặt.

  • Bài học từ Microsoft: Cố gắng tạo ra những câu chuyện liên quan đến thương hiệu, sản phẩm của bạn một cách chân thật, xen lẫn các thông tin thú vị sẽ khiến khách hàng muốn click vào để đọc và biến họ thành khách hàng thân thiết lâu dài.

# Chiến dịch “Inbound Marketing” của HubSpot

HubSpot là một nhà sáng tạo trong lĩnh vực tiếp thị – có thể nói rằng chính họ đã đặt ra thuật ngữ Inbound Marketing. Bạn có thể đã nghe nói về điều đó phải không?

HubSpot thực hiện điều đó với quy trình đơn giản như sau:

  1. Thu hút
  2. Chuyển đổi
  3. Đóng cửa
  4. Giao hàng 
  5. Quay lại thứ tự đó.

Giống như Buffer, họ tạo ra rất nhiều nội dung giá trị để giúp mọi người có thể tìm được giải pháp tốt nhất cho các hoạt động tiếp thị của mình.

Cũng vì thế, dù bạn có mua sản phẩm từ HubSpot hay không – nhưng trong tìm thức bạn sẽ luôn coi HubSpot là một nguồn tài nguyên quan trọng.

Hướng dẫn của họ rất chi tiết, có thẩm quyền và miễn phí: sách điện tử, bộ tài liệu tiếp thị, hướng dẫn sử dụng, hội thảo trên web và các khóa học video. Thêm vào đó, nội dung của họ chất lượng cao, phù hợp và hấp dẫn – đó là chìa khóa của sự thành công!

Bài học từ HubSpot: Tạo nội dung tốt nhất và mức độ liên quan vượt trội hơn số lượng.



“Question Time” của McDonald’s

Bạn đã bao giờ tự hỏi trong miếng thịt bò thực sự có gì chưa? McDonald’s sẽ cho bạn câu giải đáp chi tiết!

Đối với tôi đây là một ví dụ về Content Marketing khá đặc biệt, giúp hay đổi nhận thức của công chúng thông qua sự trung thực.

McDonald’s Canada đã quyết định thực hiện thử thách trả lời tất cả câu hỏi của khách hàng – tương đương 10.000 câu. Điều này giúp họ xây dựng mối quan hệ bền chặt với khách hàng – vì mọi người yêu thích sự minh bạch của họ.

Joel Yashinsky, giám đốc Marketing của McDonald’s Canada đã từng nói:, “Nếu bạn có một câu chuyện hay muốn chia sẻ - hãy kể nó theo cách chân thật nhất”. Điều này tạo dựng niềm tin mạnh mẽ, thậm chí có thể biến một danh tiếng tồi tệ trở nên có giá trị hơn!

Bài học từ McDonald’s: Đưa ra các dịch vụ khách hàng cao cấp, tương tác với khách hàng dựa trên điều khoản và cấp độ của họ.



                                                                                      Duy Anh (tổng hợp)



3 ví dụ về content marketing hay nhất mà bạn có thể học hỏi (phần 1)

Điều gì làm cho chiến dịch Content Marketing (Tiếp thị nội dung) thực sự thu hút? Hơn 85% thương hiệu sử dụng phương thức Tiếp thị nội dung để tiếp cận khách hàng tiềm năng, nhưng chỉ một % nhỏ tự tin rằng họ giỏi việc đó.

Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch và xây dựng Content Marketing sâu sắc để mang lại kết quả tốt nhất thì đừng bỏ qua bài viết của tôi với 3 ví dụ về Content Marketing tuyệt vời từ những thương hiệu nổi tiếng thế giới.

Chiến dịch “Share A Coke” của Coca-Cola

“Share a Coke”, tạm dịch là “Chia sẻ một chai Coke” – chiến dịch Marketing đặc biệt này được triển khai vào mùa hè 2015 và để lại dấu ấn “đậm nhất” trong lịch sử của Coca-Cola.

Coca-Cola đã cách mạng hóa kết nối cảm xúc bằng cách yêu cầu mọi người “chia sẻ” sản phẩm của mình. Đó là một chiến dịch lan truyền tuyệt vời thông qua một chai nước bình thường. Thay vì xuất hiện hình ảnh logo thông thường, hãng đã thay thế bằng cách in 250 tên người phổ biến trên mỗi quốc giá vào những chai coca 590ml

Kết quả: “Share a Coke” đạt được thành công “khủng khiếp” khi có hơn 500.000 hình ảnh được chia sẻ với hashtag #ShareaCoke. Sau chiến dịch này, Coca-Cola đã “nạp” thêm gần 25 triệu follower trên Facebook.


“Open Blog” của Buffer

Buffer là một ứng dụng tự động hóa, cho phép người dùng lên lịch các bài đăng cùng lúc lên các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitter hay Linkedin vào một khung thời gian cụ thể.

Nhưng điều kỳ diệu không nằm trong sản phẩm của họ mà chính ở cách Buffer tiếp thị nó – một nền tảng minh bạch, cởi mở và tin cậy!

Buffer không chỉ cho bạn thấy những gì họ làm mà còn cả cách bạn có thể làm điều đó – mang lại cho bạn giá trị đáng kinh ngạc với mỗi bài đăng của mình.

Khi bạn đọc blog của họ, giống như bạn đã được trao chìa khóa để tham gia vào một “câu lạc bộ bí ẩn” – nơi có hàng trăm người lang thang không mục đích, nhưng bạn lại năm trong tay bí quyết để thu thập tất cả thông tin hấp dẫn cho các bài viết.

Họ kể những câu chuyện mà mọi người muốn nghe và cung cấp tất cả giải pháp cụ thể cho từng vấn đề cá nhân đang tìm kiếm - đây là một phương thức thu hút người dùng trực tuyến cực kỳ hiệu quả

Những gì bạn có thể học: Tập trung tất cả thời gian và nỗ lực của bạn để tạo ra giá trị thực sự - có thể giáo dục khách hàng của bạn. Đồng thời, cung cấp các giải pháp hữu ích khiến họ biết bạn khác biệt và tuyệt vời như thế nào.


Hootsuite và “A Game of Social Thrones”

Một ví dụ về Content Marketing khác mà bạn cần lưu lại chính là Hootsuite. Đây là một công cụ quản lý mạng xã hội cho phép bạn quản lý tất cả các tài khoản của mình chỉ từ một nơi.

Đội ngũ Marketing của có liên tục đưa ra nhiều ý tưởng thú vị khác nhau. Trong đó, “A Game of Social Thrones” là một thành công lớn – khơi dậy cảm xúc của người xem.

“A Game Of Thrones” được đầu tư chỉn chu trong từng hình ảnh, kỹ thuật quay dựng và lồng ghép âm thanh. Sản phẩm hoành tráng này có lượng bán ra rất chạy và được nhiều người yêu thích.

  • Bài học từ Hootsuite: Cũng là phương thức giáo dục suy nghĩ của khán giả, nhưng phải khác biệt và sáng tạo để tăng sự kết nối với họ.

                                                                                     Duy Anh (tổng hợp)




Thứ Hai, 4 tháng 4, 2022

“Nghệ thuật marketing” của người bán hạt giống

Không cần nói nhiều, người đàn ông vẫn “cháy hàng” nhờ những cây xanh mọc um tùm trên xe.






Duy Anh (ST)










Nền tảng giúp doanh nghiệp tối ưu bán hàng đa kênh

Chative cung cấp công cụ trò chuyện miễn phí đa kênh cho website và mạng xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp tối ưu hoá hoạt động marketing, bán hàng.

Startup Việt với hơn 4 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển chatbot vừa ra mắt sản phẩm Chative, ứng dụng miễn phí giúp hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình triển khai các hoạt động marketing, bán hàng và chăm sóc khách hàng online.

Bà Mindy Đặng, Giám đốc Marketing Chative cho biết, theo nghiên cứu của đơn vị và số liệu từ Google, Việt Nam có hơn 69 triệu người dùng Internet tính đến năm 2021. Cùng với sự gia tăng của các kênh bán hàng và việc khách hàng thường xuyên tiếp cận sản phẩm, dịch vụ thông qua các nền tảng số, nhắn tin trực tuyến (messaging) mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trẻ trong độ tuổi từ 18 tới 44.

Tuy nhiên với nhiều doanh nghiệp, làm sao để tối ưu hoá việc triển khai chiến dịch và làm sao để tối ưu hoá quy trình giao tiếp với khách hàng trên nhiều kênh khác nhau vẫn là vấn đề đáng quan tâm.

"Khi trò chuyện với khách hàng trên nhiều kênh bán hàng cùng lúc, nhân viên phải liên tục mở nhiều ứng dụng nhắn tin và cửa sổ trò chuyện. Việc trả lời chậm, bỏ lỡ tin nhắn vì vậy xảy ra thường xuyên. Ngoài ra, một số người sử dụng tài khoản cá nhân để chat với khách hàng khiến cho việc kiểm soát chất lượng dịch vụ, thu thập dữ liệu dùng để đánh giá hiệu quả kinh doanh trở nên rất khó khăn", bà Mindy Đặng chia sẻ.

Chative là nền tảng chat cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu có không gian làm việc tập trung để quản lý các cuộc trò chuyện trên nhiều kênh bán hàng.

Cũng theo bà Mindy Đặng, số liệu từ Google cho thấy 74% trong tổng số 69 triệu người dùng truy cập Internet hàng ngày để trò chuyện, mua sắm, học hỏi và kết nối trên mạng xã hội, nhắn tin trực tuyến. Con số này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận khách hàng trẻ trong độ tuổi từ 18 tới 44 - tệp người tiêu dùng có xu hướng khám phá sản phẩm và mua hàng online.

Ứng dụng giúp doanh nghiệp phát huy hiệu quả cho công tác tiếp thị và bán hàng trực tuyến trong thời đại của bán lẻ đa kênh. Cụ thể, người dùng có thể sử dụng tính năng cửa sổ trò chuyện (Chat window) cho phép tùy chỉnh ở mức tối đa, dễ dàng sửa đổi để phù hợp bộ nhận diện thương hiệu.

Trải nghiệm nhắn tin (Messaging) tối ưu hóa trên mobile, thân thiện với đa số người tiêu dùng có thói quen tìm hiểu sản phẩm và mua hàng qua điện thoại di động. Không gian quản lý tin nhắn tập trung (Omnichannel inbox) quy tất cả cuộc hội thoại ở nhiều kênh về một nơi, nhân viên có thể trả lời tin nhắn của hàng chục khách hàng cùng một lúc mà không cần mở nhiều tab.

Nhận biết khách hàng mới và cung cấp dịch vụ chat trực tuyến (real-time messaging) ngay lúc khách hàng đang cần trợ giúp thông qua tính năng thông báo bằng âm thanh, ứng dụng di động (Chative mobile app) và chatbot thông minh.

Khác với những phần mềm messaging nghiêng về chatbot và đề cao tính tự động hóa, Chative tập trung tối ưu trải nghiệm của khách hàng với doanh nghiệp khi tương tác online. Chức năng automation và chatbot vẫn phát triển để trở thành những công cụ hỗ trợ quá trình làm việc của nhân viên, tuy nhiên yếu tố trung tâm là tính đa kênh, sự linh hoạt giữa cách con người - máy móc làm việc với nhau và trải nghiệm của khách hàng khi tương tác đội ngũ nhân viên.

Về lâu dài, nền tảng này sẽ mở rộng kết nối các kênh messaging để giúp doanh nghiệp dễ dàng quản lý mọi hoạt động kinh doanh, tương tác với khách hàng trên một ứng dụng duy nhất.

                                                    Duy Anh (tổng hợp)

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2022

5 xu hướng định hình ngành marketing năm 2022 (phần 2)

Năm 2022 được coi là một năm tiếp tục đi lên của xu hướng kinh doanh bền vững (ESG) trên toàn thế giới. Các nhà tiếp thị không thể nằm ngoài xu thế này.

ESG là viết tắt của Environmental - môi trường, Social - xã hội, Governance - quản trị. Năm 2021 vừa qua được coi là một năm thành công của ESG khi cái tiêu chí ESG đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá một doanh nghiệp.

Càng ngày, mọi người càng sử dụng các giá trị và đạo đức của mình để hướng dẫn các lựa chọn đầu tư - đặc biệt là thế hệ Millennials. Thế nên, không có gì ngạc nhiên khi các tiêu chí này sẽ có một sức ảnh hưởng mạnh tới các hoạt động tiếp thị trong năm 2022.

Đa dạng, Công bằng & Hòa nhập

Người tiêu dùng ngày càng kỳ vọng nhiều điều khác ở một thương hiệu lớn chứ không chỉ là những sản phẩm tốt. Họ muốn ủng hộ những thương hiệu đại diện cho họ và giá trị của họ. Một đội nhóm sẽ mang đến những trải nghiệm và góc nhìn khác nhau khi họ được cấu thành từ nhiều thành viên có gốc gác khác nhau. Việc lên kế hoạch và thực hiện chiến lược truyền thông để tiếp cận các đối tượng khác nhau mà không có các nhóm tiếp thị đa dạng là một thách thức. Cả hai đều quan trọng như nhau.

Các thương hiệu thời trang đã bị chỉ trích vì chỉ quảng bá trang phục cho một số cấu hình cơ thể mà họ cho là “đẹp”. Do đó, chúng ta đã thấy một sự thay đổi mạnh mẽ khi các thương hiệu thời trang đang sản xuất quần áo đa dạng kích cỡ cũng như sản xuất mỹ phẩm cho mọi màu da. Ví dụ, Google với mẫu điện thoại Pixel 6 đã giới thiệu tính năng “Real Tone” để ghi lại màu da thật mà không tẩy trắng khuôn mặt.

Tiếp thị bền vững

Đại dịch đã nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu. “Chuyên môn cao, Danh chính và Đáng tin cậy” là câu thần chú sẽ tiếp tục đè nặng trong tâm trí các nhà tiếp thị đến năm 2022. Biến đổi khí hậu sẽ là chủ đề bao trùm mọi thách thức trong vài năm tới, và về cơ bản nó đã ảnh hưởng đến cách thương hiệu kết nối với môi trường và người tiêu dùng. Mọi người sẽ ưu tiên những thương hiệu quan tâm đến giảm khí thải hơn bình thường, và đó là điều marketing hướng tới.

Theo một báo cáo năm 2018 từ Accenture, 62% khách hàng “muốn các công ty có lập trường về các vấn đề hiện tại và có liên quan rộng rãi như tính bền vững, minh bạch hoặc môi trường làm việc công bằng”. Rất có thể vào năm 2022, các thương hiệu sẽ tiếp tục nhấn mạnh những giá trị này trong hoạt động tiếp thị của họ.

Kế hoạch tiếp thị của doanh nghiệp nên bao gồm các chiến lược để minh họa các ưu tiên hỗ trợ và dựa trên hành động của mình. Hãy ngừng vận động để bảo vệ môi trường xanh đơn thuần; thay vào đó, hãy thực hiện các biện pháp rộng rãi để thu được kết quả hiệu quả hơn, chẳng hạn như quyên góp, tài trợ, tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường và thúc đẩy vòng tuần hoàn sản phẩm.

Vũ trụ ảo (Metaverse)

Hầu như trong năm vừa qua chúng ta dành thời gian cho gia đình qua các phương tiện kĩ thuật số. Chúng ta đã khám phá ra các sản phẩm và công nghệ mới trong thế giới ảo, và các triển lãm thương mại đang được thay thế bằng các chương trình trực tuyến. Tiếp thị trong Metaverse sẽ có một chút thách thức về mặt sáng tạo với rất nhiều lựa chọn. Các nhà tiếp thị có thể tạo ra trải nghiệm nội dung đặc biệt bằng cách tích hợp âm thanh, video, văn bản, AR / VR, tổ chức trò chơi và các yếu tố tương tác khác.

Yếu tố bền vững cũng sẽ được thúc đẩy tốt hơn khi các hoạt động này về cơ bản ít tác động tới môi trường hơn. Ngoài ra, những sự kiện này tạo cơ hội tham gia cho những người gặp khiếm khuyết, qua đó thu hút lượng khán giả lớn hơn. Do đó, khách hàng có thể ưu tiên các doanh nghiệp triển khai mô hình kết hợp trong năm tới, ví dụ như KOL ảo, Hội nghị ảo, Khu trải nghiệm sản phẩm ảo.

Các thương hiệu muốn nổi bật và thành công cần phải đón nhận sự thay đổi. Nếu nắm bắt được cơ hội trong thách thức, các nhà tiếp thị có thể tận dụng một trong những thời điểm hấp dẫn trong lịch sử ngành marketing.

                                                                                       Duy Anh (tổng hợp)

3 chiến dịch marketing thành công ở Việt Nam (phần 2) Hãy cùng tôi tiếp tục điểm qua các chiến dịch marketing của những thương hiệu hàng đầu...